Home Love của Home Credit vừa trao 1.000 phần quà đến các em nhỏ mồ côi do dịch Covid vừa qua tại Hà Nội, TP.HCM. Đây là chương trình nằm trong dự án 'Tết đủ là Tết trao đi'.
Chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn, chương trình thiện nguyện Home Love của Home Credit đã trao 1.000 phần quà đến các em nhỏ mồ côi do dịch Covid vừa qua tại Hà Nội, TP.HCM và một số tỉnh thành khác, nhận được sự ủng hộ của nhiều tấm lòng hảo tâm.
Bên cạnh sự sẻ chia ấy, hai tuần lễ trước Tết, nhiều công ty tài chính tiêu dùng, trong đó có Home Credit đã tung ra nhiều sản phẩm có lãi suất 0% hay lãi suất thật thấp 1,07% mỗi tháng dành cho các đối tượng ưu tiên như học sinh, sinh viên hay lực lượng y tế tuyến đầu. Cùng với đó là những chương trình tri ân khách hàng cũng được một số công ty tài chính triển khai rộng rãi.
Năm 2021 được xem là khó khăn nhất của kinh tế Việt Nam trong những năm qua, nhất là thời điểm Tết đang đến gần. Đối tượng bị tác động tiêu cực nhất có lẽ là các doanh nghiệp, người lao động khó khăn và mất việc làm.

Với dự án 'Tết đủ là Tết trao đi', Home Love đã trao hơn 1.000 phần quà cho trẻ em mồ côi cha mẹ do dịch Covid vừa qua.
Thống kê cho thấy, trong số 1.000 doanh nghiệp đã báo cáo về Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP.HCM kế hoạch thưởng Tết 2022, hơn 50% đang gặp khó khăn về cân đối tài chính. Nhiều doanh nghiệp đã cố gắng, vẫn đảm bảo thưởng Tết cho người lao động theo quy chế thưởng của doanh nghiệp và theo thỏa thuận lao động tập thể. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng hỗ trợ người lao động bằng nhiều hình thức như xe đưa đón về quê ăn Tết; Hỗ trợ tiền vé xe; Thăm và tặng quà để giúp người lao động có Tết sum vầy, đầy đủ hơn; Đồng thời giữ chân người lao động quay trở lại doanh nghiệp sau Tết.
Tương tự, nhiều doanh nghiệp ở Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu… cũng gặp khó khăn trong việc chăm lo, thưởng Tết cho người lao động. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong hai năm liên tiếp, mức thưởng Tết 2022 sẽ không cao như kỳ vọng và khó bằng năm ngoái.
Khảo sát của hãng tư vấn NielsenIQ Vietnam trong năm 2021 cho thấy, người tiêu dùng đã bị phân hóa thành bốn nhóm sau đại dịch. Đó là: Nhóm đã bị ảnh hưởng, chịu áp lực tài chính từ năm 2020 và tiếp tục trong năm 2021. Họ phải luôn tính toán hạn chế chi tiêu. Nhóm mới bị ảnh hưởng, bắt đầu trải qua sự sụt giảm trong thu nhập, tài chính kém đi. Họ đang cẩn trọng theo dõi chi tiêu hiện tại của mình. Nhóm ít bị ảnh hưởng nhưng cẩn trọng, đưa ra nhiều lựa chọn thông minh hơn để tiết kiệm chi tiêu. Nhóm không bị ảnh hưởng, tức tầng lớp trung lưu, nhưng họ chuyển sang tiết kiệm các khoản chi tiêu khác…
Thấu hiểu khó khăn của doanh nghiệp, nhiều tình thành như: TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Phước, Bình Thuận, Tây Ninh… cũng nỗ lực tổ chức các chương trình trao quà, hỗ trợ cho người nghèo, gia đình chính sách và người lao động mất việc làm do dịch bệnh… với tinh thần không để người dân nào không có Tết, không để ai bị bỏ lại phía sau, vượt lên những khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Theo Khánh Linh/Công lý và Xã hội
Link Gốc:
         
Copy Link
https://conglyxahoi.net.vn/doi-song/tet-du-la-tet-trao-di-107857.html